Máy đo nồng độ cồn của CSGT có thể bị đánh lừa thế nào?

Thực sự, việc câu giờ khi thở vào máy đo không có nhiều tác dụng vì nồng độ cồn chỉ giảm xuống chút ít sau rất nhiều thời

Trên các diễn đàn, mạng xã hội đang rỉ tai nhau các mẹo đối phó khi bắt buộc phải thổi vào máy đo nồng độ cồn của CSGT. Vậy thực hư về các mẹo làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở mà các dân nhậu hay rỉ tai nhau là như thế nào?
1. Ăn các thực phẩm ngụy trang

Một số người cho rằng các thực phẩm nặng mùi kẹo cao su, hành, tỏi… sẽ có tác dụng giảm nồng độ cồn trong hơi thở. Tuy nhiên, trên thực tế nhận thức này là hoàn toàn sai lầm vì kẹo cao su không thể làm cồn mất đi mà chỉ có tác dụng “ngụy trang” mùi rượu bằng vị bạc hà. Do đó, mẹo này không có tác dụng với máy đo của CSGT.

Máy đo nồng độ cồn của CSGT có thể bị đánh lừa hay không?.


Kẹo cao su chỉ có tác dụng “ngụy trang” mùi rượu

2. Uống cà phê hoặc coca

Uống cafe hay các chất ngọt có ga có các chất kích thích khiến bạn tỉnh táo hơn nhưng việc này cũng hoàn toàn vô dụng trong việc giải rượu.

3. Đánh răng, súc miệng trước khi ra về

Sau cuộc nhậu, có thể bạn đã đánh răng và súc miệng khá kỹ nhằm giảm chỉ số của máy đo. Nhưng thực tế là việc này hoàn toàn vô ích vì lượng cồn được loại bỏ sau khi đánh răng thực sự chỉ có rất ít. Hơi thở đưa vào máy đo cũng được lấy từ phổi chứ không phải trong khoang miệng. Bên cạnh đó, một số loại nước súc miệng có chứa cồn như Listerine sẽ gây ra tác dụng ngược.

4. Chiến thuật hít thở

Một số người có ý kiến cho rằng ngậm vào máy đo, người vi phạm nên hít vào thay vì thở ra, khi đó lượng không khí qua máy sẽ là không khí sạch. Tuy nhiên, rất đáng tiếc, các nhà sản xuất đã tính toán đến điều này nên máy đo nồng độ chỉ hoạt động đối với luồng khí được thổi vào.

5. Chiến thuật câu giờ

Thực sự, việc câu giờ khi thở vào máy đo không có nhiều tác dụng vì nồng độ cồn chỉ giảm xuống chút ít sau rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, nếu không tuân thủ theo hiệu lệnh của CSGT thì người tham gia giao thông có thể bị phạt. Người vi phạm sẽ bị xử lý theo mức nặng nhất tương đương trong trường hợp nồng độ cồn quá 0,4 mg/ 1 lít khí thở (phạt 16-18 triệu đối với người lái ô tô).

Có thể nói, hầu hết các mẹo truyền tai nhau chỉ là đồn nhảm, không có tác dụng thực tế. Hơn nữa, Luật ban hành nhằm mục đích bảo vệ tính mạng và sức khỏe của chính người tham gia giao thông, không có lý gì phải tìm cách đối phó, lách luật.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *